• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Rút gọn Link
  • AloViP.Com

Ngoc.info - Chia sẻ kiến thức tin học

  • Home
  • Hệ điều hành
    • Windows
  • Domain/Host/Server
  • Internet
  • Thủ Thuật
    • Phần mềm
Home › Domain/Host/Server › Quản trị cPanel trên CentOS và cách cài đặt

Quản trị cPanel trên CentOS và cách cài đặt

21/10/2015 Ngọc Hồ

Bài viết này Ngọc Hồ sẽ nói về việc cài đặt hệ thống quản trị cPanel trên server linux (CentOS), một hệ quản trị phổ biến trong việc quản lý lưu trữ hosting phục vụ chạy các website trên hệ thống máy chủ/VPS. Quá quen thuộc rồi phải không, hầu như các nhà cung cấp dịch vụ web hosting tại Việt Nam hay trên toàn thế giới phần lớn đều sử dụng cPanel trong dịch vụ cung cấp lưu trữ của mình vì tính năng và dễ sử dụng của nó.

Trial License

Chú ý đây là hệ thống quản trị thương mại không phải miễn phí và để sử dụng bạn phải mua bản quyền của nhà phát triển.

Trước khi cài phần mềm quản trị cpanel trên CentOS ta cần phải hiểu qua một số khái niệm cơ bản sau:

  • Thế nào là máy chủ/VPS?

 

vps-la-gi

 

Chắc bạn đã từng nghe qua hoặc biết đến VPS, VPS (Virtual Private Server) là một dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp chia nhỏ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng cũng giống như  một máy chủ riêng (dedicated server) và tất nhiên là yếu hơn một máy chủ riêng rất nhiều.

  • CentOS là gì?

 

centos-la-gi

 

Cũng như Ubuntu, Fedora,Redhat.. thì CentOS cũng là một bản phân phối hệ điều hành dựa trên Linux kernel.

  • Cpanel là gì?

cPanel là một Webserver Control Panel dùng cho VPS hoặc Dedicated Server. Chức năng chính của nó là giúp cấu hình webserver, tạo ra các gói host phục vụ việc lưu trữ website.

Bây giờ chúng ta tiến hành việc cài đặt phần mềm quản trị cPanel trên CentOS.

Trước tiên bạn phải cài đặt phần mềm trên máy tính có tên là Bitvise SSH Client, phần mềm này dùng để kết nối máy tính bạn với server cần quản lý. Có thể tải tại đây

Nếu muốn cài cPanel thì VPS cần cài đặt  ít nhất là CentOS 5.x hoặc 6.x. Như VPS của tôi dưới đây đã cài sẵn CentOS 6. Thông tin VPS thường như dưới, bao gồm IP address, Username, Password, thông số về dung lượng, băng thông,..

 

 quản trị cPanel

  • Đầu tiên là sử dụng phần mềm Bitvise SSH Client để kết nối với VPS như trong hình. Host, username  và password chính là thông tin đăng nhập vào máy chủ/VPS, trong đó host chính là địa chỉ IP của máy chủ/VPS.

 

 quản trị cPanel

 

 

Sau khi đăng nhập thành công sẽ có một khung làm việc như hình dưới, đây chính là chỗ ta làm việc với server bằng cách sử dụng các dòng lệnh (lưu ý là trên windows ví dụ như khi bạn copy, delete hay mở một tệp nào đó thì rất đơn giản phải không chỉ cần chuột phải lên đối tượng rồi thao tác, hay cài phần mềm nào đó thì gà như tôi cũng chỉ cần bấm vào file cài đặt rồi điệp khúc next-next-finish là có thể cài đặt phần mềm dễ dàng.. nhưng với linux thì không, chỉ có một màn hình đen và ta phải làm việc với các dòng lệnh, linux là vậy..)

 

 quản trị cPanel

 

  • Bây giờ ta gõ vào dòng lệnh sau # cd /home  rồi ấn enter

Quản trị cPanel

 

 

  • Tiếp tục gõ tiếp dòng lệnh  # wget layer1.cpanel.net/latest  rồi ấn enter
  • Lệnh này sẽ download phiên bản cpanel mới nhất về VPS

 

Quản trị cPanel

 

  • Tiếp tục ta gõ lệnh này # sh latest  lệnh này  sẽ tự động cài đặt cpanel lên VPS.

 

Quản trị cPanel

 

  • Thời gian cài đặt cPanel có thể kéo dài từ 60 đến tới 90 phút, trong lúc này bạn không muốn chơi pikachu thì ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh hút thuốc tùy bạn.

 

Quản trị cPanel

 

  • Sau khi chạy cài đặt xong nếu bạn hút thuốc chắc hết nửa bao ta có thể vào Cpanel WHM để config VPS bằng địa chỉ sau   https://địa.chỉ.ip:2087
  • Xuất hiện một trang đăng nhập vào WHM (Lưu ý là nếu không hiện ô đăng nhập mà hiện cảnh báo bảo mật từ trình duyệt, nếu bạn dùng Chrome thì chọn “Nâng cao” – “tiếp tục”)
  • Đăng nhập bằng quyền đăng nhập của VPS, sử dụng user và pass của VPS. Một trang mới hiện ra yêu cầu setup WHM.

 

 quản trị cPanel

Hoàn thành 6 bước Setup sau:

Step 1:
Agreement  (Đồng ý các quy định sử dụng, bản quyền,…)

Step 2:
Setup Networking (Thiết lập mạng)

Step 3:
Setup IP Addresses (Thiết lập địa chỉ IP)

Bước 4:
Nameservers ( Cài đặt Nameservers)

Bước 5:
Services (Cài đặt Services)

Bước 6:
Setup Qutas (Thiết lập Quotas)

Các bước cài đặt cũng khá đơn giản, nếu bạn không rõ cái gì Ngọc Hồ không khuyên nhưng bạn bí quá cứ cài tùm lum cũng được, miễn sao chỗ nhập số thì bạn biết điền số, chỗ điền chữ thì điền chữ là được. Nhưng lưu ý là sai thì coi như xong và sau này cũng phải sửa.

Sau khi cài đặt xong, màn hình trang quản lý sẽ như sau:

 

Quản trị cPanel

 

Xuất hiện dòng thông báo như dưới, vì bản đang dùng là Trial mà cPanel cho để dùng thử trước khi khách hàng quyết định mua, và sẽ phải nâng cấp lên bản trả phí sau 15-30 ngày sau khi hết hạn dùng thử.

Trial License

Phiên bản này của cPanel & WHM là bản để sử dụng thử nghiệm và sẽ hết hạn vào khi hết thời gian dùng thử. Bạn sẽ cần phải nâng cấp lên bản trả tiền của cPanel & WHM để tiếp tục sử dụng .

Update

Sử dụng WHM

Sau khi đã cài đặt cPanel lên server ta có thể đăng nhập quản lý bằng đường dẫn dạng https://IP:2087/
Bạn có thể thấy giao diện WHM như dưới, dòng chữ “Trial License” đã biến mất chứng tỏ cPanel & WHM (Webhost Manager) đã được mua bản quyền.

Nếu bạn đang sử dụng bản trial thì chú ý đến hạn dùng thử để backup dữ liệu kịp thời, thường Ngọc Hồ thấy nhiều người sử dụng bản trial nhưng sau đó bị lock và không thể đăng nhập vào cPanel được vì đã hết hạn trial.

 

whm

Tạo Package

Thực chất việc tạo Package chính là thiết lập thông số cho gói host, ví dụ như bạn muốn tạo 10 gói host có dung lượng 1G, Băng thông 100Gb/tháng thì bạn chỉ cần tạo một Package cho 10 gói host với thông số 1G dung lượng, Băng thông 100Gb.

Để tạo Package bạn vào  Packages   >>  Add a Package.

Thiết lập các thông số sau đó click vào add để tạo.

whm1

Các thông số cần thiết của một gói host bao gồm:

Disk Quota (MB): Dung lượng của hosting (MB)

Monthly Bandwidth (MB): Băng thông cho gói hosting (MB)

Max FTP Accounts: Số lượng tài khoản FTP cho gói hosting

Max Email Accounts: Số lượng tài khoản Email cho gói hosting

Max Databases: Số lượng cơ sở dữ liệu gói hosting

Max Sub Domains: Số lượng tên miền con cho gói hosting

Max Parked Domains: Số tên miền song song cho phép tạo.

Max Addon Domains: Số tên miền được thêm vào  gói hosting.

 

Tạo Host/Reseller

Reseller chính là tài khoản được tạo ra nhằm tạo các host con, bạn có thể tạo nhiều reseller trên server và một tài khoản reseller có thể tạo ra nhiều gói host.

Để tạo bạn vào Account Functions » Create a New Account

whm2

Tại đây bạn chú ý các thông số cần thiết sau:

Domain: Tên miền khi tạo hosting

User: Tên đăng nhập hosting

Password: Mật khẩu hosting.

Re-type Password: Nhập lại mật khẩu của hosting.

Email: Email quản lý hosting!

Sau đó bạn chọn Package vừa tạo.

Chú ý nếu bạn muốn tạo tài khoản reseller hosting thì chú ý mục “Reseller Settings” , tick vào “Make the account a reseller”

whm3

Sau đó bạn ấn creat để hoàn thành việc tạo hosting.

Bây giờ bạ có thể sử dụng  các gói hosting được tạo để sử dụng hoặc bán cho khách hàng nếu bạn kinh doanh dịch vụ hosting.

Nếu có vấn đề gì trong việc cài đặt hay sử dụng, bạn có thể reply lại với Ngọc Hồ ngay bên dưới.

Ngọc Hồ

 

About the Author: Ngọc Hồ

Yêu thích kỹ thuật công nghệ, máy tính, thích chia sẻ và những bản nhạc hòa tấu.
Tôi trên: Facebook / Twitter / My Blog

Bài viết bạn nên xem

  • Internet_ExplorerCòn gì để nhớ kẻ “hết thời” Internet Explorer
  • kloxo-mr-installKloxo-MR – Phiên bản thay thế người anh em Kloxo
  • Virtualmin-trên-VPS-CentosVirtualmin – Control Panel miễn phí, tối ưu, bảo mật tốt
  • install-sentoraSentora – Control Panel miễn phí tốt nhất
  • Vesta Control PanelCài đặt Vesta Control Panel trên Centos 6

  • Chuyên mục Domain/Host/Server
  •  
  • Tag cài đặt, CentOS, cPanel, hệ điều hành, hosting, linux, phần mềm quản trị, quản trị cPanel, server, Ubuntu, VPS, whm, windows, đơn giản
  • Bình luận Cancel reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Bài VIết Nổi Bật

    • Khắc phục lỗi “/cgi-sys/defaultwebpage.cgi” khi chuyển hosting
      30/08/2017
    • AtlasVPN – Dịch vụ truy cập web bị chặn dành cho máy tính và smartphone
      27/01/2022
    • Đăng ký ProtonMail, dịch vụ Email bảo mật nhất thế giới hiện nay
      17/12/2016
    • install-sentora
      Sentora – Control Panel miễn phí tốt nhất
      30/10/2015
    • putty
      Hướng dẫn sử dụng PuTTY để kết nối SSH vào server Linux
      14/12/2018
    • file-htaccess
      Thay đổi thông số trong PHP bằng file .htaccess
      23/07/2020
    • Linode
      Linode tự động trừ tiền trong thẻ Credit Card
      05/03/2020
    • Gmail-unsubscriber-2
      Hủy đăng ký theo dõi để tránh nhận email quảng cáo
      22/07/2020
    • Search Engines
      Những cỗ máy tìm kiếm tốt nhất trên mạng internet
      09/11/2015
    • Centos Web Panel
      Centos Web Panel (CWP) và hướng dẫn cài đặt
      23/10/2015

    Bình luận

    • Lanhhh on Sentora – Control Panel miễn phí tốt nhất Cho mình hỏi lúc cài đặt Sentora thì Domain tự đặt, còn IP là gì vậy (tự nghĩ hay phải theo quy tắc...
    • filaa on Hủy đăng ký theo dõi để tránh nhận email quảng cáo hay qua, cam on ad
    • Tien Dung Dao on Cài đặt Vesta Control Panel trên Centos 6 Xin hỏi admin là giữa cái VestaCP và centos-webpanel.com thì cái nào tối ưu hơn ạ
    • Phần mềm quản lý bán hàng on Sentora – Control Panel miễn phí tốt nhất Ad cho mình hỏi webserver của sentora so với CWP cái nào chạy mượt hơn? Ổn định hơn?
    • tsicongnghe on Khắc phục lỗi “/cgi-sys/defaultwebpage.cgi” khi chuyển hosting yes

    Chia sẻ & Học hỏi
    Contact me: contact@ngoc.info

    Giới thiệu
    Liên hệ
    Bản quyền
    Quyền riêng tư
    Điều khoản sử dụng

    From Vietnam, with love
    Copyright © 2015 - 2025 · by Ngoc Ho · All Right Reserved

    DMCA.com Protection Status